12.10.2018

Dự án CPEP ( trồng cây năng lượng trên các địa điểm đã khai thác mỏ ) tại Việt Nam được thực thi từ năm 2015 có thể chứng minh là: dưới các đặc điểm khí hậu tại Việt Nam  thì việc trồng cây năng lượng trên các địa điểm  đã khai thác

mỏ là việc đáng được làm. Ngoài ra, với việc trồng cây năng lượng còn mang lại một loạt các hữu ích khác, như: các doanh nghiệp tham gia vào việc trồng cây năng lượng được thúc đẩy bởi các biện pháp hoàn nguyên quí giá  là: sự cải thiện tính đa dạng sinh học tại các địa điểm dự án, đồng thời lôi cuốn nông dân địa phương vào các hoạt động phụ trợ dự án để cải thiện các điều kiện sống của họ.

Dự án  trồng cây năng lượng CPEP mà nó được chương trình “Sáng kiến quốc tế về Khí hậu  (IKI)” của Chính phủ CHLB Đức tài trợ, để triển khai trên các địa điểm mỏ đã được khai thác, đã được thử  nghiệm từ tháng 7.2015 trên 3 diện tích thí điểm tại miền Bắc và miền Nam nhằm tìm ra các hệ thống cây năng lượng thích hợp  cho năng suất cao nhất.

Các kết quả thu được đã được báo cáo trong buổi Hội thảo tổng kết  kinh nghiệm vào ngày 11.10. 2018 của 15 chuyên gia trong vòng 120 phút và cùng với nó là bộ tư liệu chi tiết dài 80 trang giấy ( bản tường trình ) về các  kinh nghiệm trồng cây năng lượng. Khoảng 50 chuyên gia tham dự Hội thảo tổng kết. Trong đó có nhiểu nhà khoa học về  các lĩnh vực như: Trồng cây để lấy sinh khối, để bảo vệ đất và về năng lượng tái tạo , cũng như các chuyên viên từ các cơ quan chức năng như: Bộ Nông nghiệp, bộ Môi trường, bộ Công thương. Họ đã cùng nhau trao đổi- thảo luận nhằm đúc rút ra các kinh nghiệm bổ ích từ dự án CPEP cho sự phát triển tiếp theo của lĩnh vực năng lượng sinh học tại Việt Nam.

Trong lời khai mạc Hội thảo tổng kết dự án , ông Hồ Trung Kiên, Chánh Văn phòng Tổng cục Môi trường thuộc bộ TN&MT, đã nêu lên tầm quan trọng của dự án đối cvới nhiều chuyên ngành của các cơ quan chức năng về Môi trường của Việt Nam. Ông Hồ kiên Trung Kiên đánh giá cao dự án CPEP và nói: dự án CPEP đã tăng cừơng nỗ lực về các biện pháp hoàn nguyên đối với các diện tích đất đã khai thác tài nguyên mà nó đang bị bỏ hoang. Chính các đối tác dự án là: Công ty Mỏ Núi Pháo ( NP ) và công ty Khoáng sản ( Vinacomin ) cũng là những người đi tiên phong trong số gần 4000 địa điểm mỏ ở Việt Nam trong việc tìm kiếm các biện pháp hoàn nguyên tối ưu.

Trong lời chào mừng Hội thảo, ông Andreas Bieber , bộ Môi trường CHLB Đức, cũng tỏ ý hài lòng tương tự như ông Hồ Kiên Trung về kết quả đạt được của dự án CPEP. Ông Andreas Bieber đã phát biểu là: Dự án CPEP đã thàng công trọn vẹn và dự án đó  là rất hấp dẫn và là một dự án phức hợp với một loạt các kinh nghiệm quan trọng cho việc tiếp tục công việc trồng cây năng lượng phù hợp với Việt Nam. Ông Bieber cũng hy vọng là sau pha 1 thì sẽ có thể có pha 2 của dự án CPEP.

Nhiều chuyên gia của các lĩnh vực khác nhau thuộc các cơ quan Viêt Nam và Đức đã tham gia vào dự án CPEP, cụ thể là:

Về phía Đức thì dự án nằm dưới sự điều hành của viện môi trường UFU. Bên cạnh  đó còn có trường Đại học kỹ thuật Bochum, công ty kỹ thuật MSP-Bochum;

Về phía Việt Nam thì có các cơ quan chức quản lý và khoa học về môi trường, đó là: Tổng cục Môi trường ( VEA ), trường Đại học Nông-Lâm Thái Nguyên, Viện Khoa học Nông nghiệp Hanội, viện khoa học Nông nghiệp miền Nam cũng như 2 công ty khai thác mỏ là Núi Pháo và Vinacomin.

Bên cạnh việc thử nghiệm nhiều mặt của các hệ thống trồng cây khác nhau về cây năng lượng trên 3 địa điểm thì còn triển khai mang tích kiểm định tiêu biểu về các kịch bản sử dụng đối với các địa điểm và một phần đã được tính toán cụ thể. Như vậy thì sự tiết kiệm tiềm năng CO2 thông qua Ethanon sinh học

từ cây sắn, cao hơn việc sử dụng cây sắn được trồng mà nó được trồng tại các địa điểm đã khai thác mỏ, thì thậm chí còn cao hơn việc sử dụng sắn được trồng theo cách truyền thống tại Việt Nam cho đến nay. Bởi vì: Sự tác động tiêu cực từ khí hậu- thông qua việc thay đổi sử dụng đất tại các địa điểm khai thác mỏ, sẽ rất ít.

Tuy vậy, vẫn còn 20% số CO2 thì sẽ có thể tiết kiệm được thông qua việc trồng cỏ VA06 tại các địa điểm đã khai thác mỏ để sản xuất ra sinh khối phục vu việc sản xuất khí sinh học ( Biogas ), một loại khí mà nó không được dùng cho phương pháp đốt cháy truyền thống ( như : sửơi, đun-nấu bằng ga hay bằng lò than. Trong dự án cũng đã xem xét các kịch bản sử dụng có nhiều hứa hẹn. Ví dụ như tại tỉnh Quảng Ninh thì lộ trình sử dụng là nhà máy điện Sinh khối. Taị các địa điểm khác thì lộ trình sử dụng là Etanon sinh học ( căn cứ vào Kê và Sắn ) và tại địa điểm NP thì lộ trình sử dụng là Khí sinh học ( Biogas ) dành cho các gia đình tại Việt Nam. Tại lộ trình cho nhà máy điện sinh khối thì có thể chứng minh là không cao, chỉ có 5, 8 Cent USD/Kwh ( Quyết định số 20/2014/QD-TTg. Ngược lại, nếu như trồng sắn để sản xuất Ethanon sinh học trên địa điểm đã khai thác mỏ thì có khả dĩ, một khi đã có nhà máy Ethanon hoạt động trong phạm vi bán kính của nguyên liệu đầu vào nằm trong khoảng 80-100Km. Kể cả các bồn sản xuất khí sinh học loại nhỏ cũng là một khả năng đáng trân trọng cho việc trồng cây năng lượng.

Bên cạnh các khả năng sử dụng về mặt năng lượng thì trong dự án còn quan sát được một loạt các hữu ích có lợi cho cả đôi bên. Do vậy, việc trồng cây năng lượng trên địa điểm đã khai thác mỏ tại NP thì bên cạnh diện tích đất mỏ làm thí điểm , công ty NP đã trồng cây năng lượng trên sườn đất phế thải mỏ. Qua đó sẽ giảm được hiện tượng xói mòn đất và tránh được sự sụt lở của sườn đồi bởi sự cố mưa to.

Tổng cục Môi trường là Cơ quan Nhà nước giám sát việc hoàn nguyên các diện tích đất khai thác mỏ còn có ý tưởng là: Cần đưa việc trồng cây năng lượng là biện pháp hoàn nguyên diện tại Việt Nam. Tuy vậy cần có sự nghiên cứu ứng dụng tiếp theo và thảo luận thấu đáo trong pha 2 của dự án CPEP.

Trong mọi trường hợp thì dự án CPEP đã có khả năng chứng minh là: Dự án có khả năng giải tỏa sung đột trong việc không sử dụng diện tích đất còn bỏ hoang cho việc trồng cây năng lượng, cũng như để đạt được các hiệu ứng Bảo vệ khí hậu được hữu hiệu ( Ethanon sinh học ) với việc sử dụng đất nông nghiệp quí giá cho việc trồng cây năng lượng.