14.07.2020

Khu vực đô thị vừa là yếu tố tác động lên hiện tượng ấm lên toàn cầu, vừa chịu ảnh hưởng từ tác động của hiện tượng này. Trong bối cảnh đó, các giải pháp dựa vào thiên nhiên (NBS) như nâng cấp và mở rộng cơ sở hạ tầng xanh (GBI) đóng vai trò quan trọng trong chiến lược quy hoạch đô thị như là những biện pháp hữu hiệu trong việc giảm nhẹ và thích ứng với khí hậu. Thêm vào đó, GBI có mối liên hệ đến các vấn đề về hạnh phúc, công bằng môi trường và sức khỏe con người.

Dự án GreenCityLabHuế được xây dựng nhằm tăng cường khả năng chống chịu trước biến đổi khí hậu của thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế thông qua các giải pháp dựa vào thiên nhiên (NBS), trong đó tập trung vào cải thiện chất lượng không khí và thích ứng nhiệt. Một nghiên cứu đa ngành và không gian thử nghiệm sẽ được phát triển để xây dựng, thử nghiệm, hình tượng hóa, thảo luận và thực hiện các ý tưởng, khái niệm về phục hồi và mở rộng cơ sở hạ tầng xanh (GBI), từ đó đẩy mạnh thực hiện NBS trong khu vực đô thị thành phố Huế.

Trong giai đoạn định nghĩa, dự án GreenCityLabHuế đã tổng hợp các loại hình GBI và, dựa trên những dữ liệu đó, đưa ra các diễn giải và kịch bản đầu tiên cho sự phát triển của GBI tại thành phố Huế, đồng thời, dự án đã thực hiện các nghiên cứu bước đầu về hiện trạng và những điều kiện tiên quyết cho sự phát triển trong tương lai của GBI tại thành phố Huế và đã được tổng hợp trong báo cáo hiện trạng của dự án.

Báo cáo bao gồm những thông tin về sự phát triển đô thị của thành phố Huế, những thách thức xã hội hiện nay từ những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, phân tích hiện trạng NBS của thành phố Huế, khung pháp lý về phát triển NBS và các khía cạnh xã hội cho sự phát triển NBS của thành phố Huế.

Huế là một trong những đô thị lâu đời nhất ở Việt Nam. Khu vực trung tâm thành phố với diện tích khoảng 71 km2 là một trong những thành phố có mật độ dân cư cao nhất Việt Nam. Với khoảng 12,9m2/người, mật độ không gian xanh trên đầu người của thành phố Huế ở mức tương đối cao. Tuy nhiên, không gian xanh (và mặt nước) không có sự phân bố đồng đều trên toàn thành phố, đặc biệt có sự hạn chế về không gian xanh tại các di tích lịch sử của thành phố, từ đó phát sinh thêm các loại hình GBI mới.

Đánh giá sơ bộ về những tác động của biến đổi khí hậu cho thấy khí hậu ngày càng ấm lên trong tương lai cũng như tổng lượng mưa tăng lên không ngừng; thành phố có thể sẽ đối mặt với sự tăng nhiệt độ ở mức từ thấp đến vừa của lớp nhiệt độ không khí gần mặt đất (kể cả trung bình và cực đoan), và sự tăng từ vừa đến cao về lượng mưa. Những tác động ước tính này có khả năng sẽ làm trầm trọng hơn những thách thức về môi trường đang tồn tại ở thành phố Huế bao gồm áp lực nhiệt và ngập lụt. Những vấn đề môi trường cấp bách khác, đặc biệt ở khu vực trường đại học và trung tâm thành phố đông đúc, có thể kể đến như ô nhiễm không khí và tiếng ồn.

Dựa trên đồng sáng tạo và đồng nghiên cứu, dự án GreenCityLabHuế đề xuất một hệ thống gồm 64 loại hình GBI cho việc xem xét, bao gồm các loại khác nhau của loại hình GBI tư nhân, thương mại và thể chế, vườn giao khoán và vườn cộng đồng, công viên và vườn giải trí và GBI nông nghiệp. Trong khi các loại hình GBI chính phần lớn khá tương đồng giữa (miền Trung) Việt Nam và Đức (và châu Âu), một vài loại hình khác mang tính đặc trưng chỉ có tại thành phố Huế như vườn xanh-mặt nước, café vườn và nhà vườn. Hệ thống này kết hợp với phân tích khung pháp lý liên quan và xem xét những dự án trước đây, hiện tại và đã được đề xuất nhằm việc thực hiện NBS tại thành phố Huế sẽ là cơ sở cho việc mô hình hóa các kịch bản thay đổi sử dụng đất cho thành phố và cho việc đánh giá các lợi ích của việc cải thiện GBI trên toàn thành phố.

Bên cạnh việc hình thành những khu vực xanh (và mặt nước) mới, sự cần thiết trong việc bảo tồn, duy trì và cải thiện các loại hình GBI đang tồn tại cũng cần được thừa nhận, bao gồm duy trì mật độ cây xanh thông qua các chiến dịch trồng cây hằng năm, đặc biệt khi các cây lâu năm chống chịu được những tác động của biến đổi khí hậu.

Tăng cường GBI của thành phố Huế có thể giải quyết những thách thức môi trường đã được nhắc đến trên đây bằng cách cải thiện việc cung cấp các dịch vụ sinh thái và nâng cao khả năng chống chịu của thành phố trước những hiện tượng thời tiết cực đoạn cũng như biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, những lợi ích về kinh tế và xã hội của GBI cũng được tính đến, bao gồm định hình Huế là một điểm đến du lịch (sinh thái), tạo thêm nhiều cơ hội việc làm, tạo các lợi thế cạnh tranh hơn so với các thành phố khác ở Việt Nam, nâng cao chất lượng cuộc sống thông qua hình thành các không gian công cộng và nâng cao nhận thức của người dân hướng đến những lợi ích của các loại hình xanh và mặt nước như NBS.

Kiểm kê cơ sở hạ tầng xanh ở thành phố Huế từ dữ liệu sử dụng đất từ năm 2014 được cung cấp bởi DONRE và dữ liệu OpenStreetMap

Những xu hướng được tổng hợp trong các chỉ thị khí hậu các năm 2050 và 2070 và các kịch bản RCP tương ướng với RCP2.6 và RCP8.5

Ảnh vệ tinh PlanetScope của thành phố Huế vào ngày 20 tháng 02 năm 2020, chỉ thị quan sát Trái Đất chỉ số thực vật (NDVI) được tính toán dựa trên ảnh PlanetScope (B), phân loại thảm thực vật dựa trên NDVI (C) và bản đồ sử dụng đất (D)