19.11.2015

Với sự có mặt của một đoàn đại biểu Nghị sỹ quốc hội nước Cộng hòa Liên bang Đức ( ngài Klaus Mindrup , Đảng SPD, cũng như ngài Karsten Moering, đảng CDU )- cả hai nghị sỹ đó đều là thành viên của Ủy ban Môi trường của Quốc hội nước Cộng hòa Liên bang Đức ( CHLBĐ ) . Ngoài ra, đoàn còn có ông TS Wendenburg,Tổng cục trưởng Tổng cục Bảo vệ Tài nguyên và Nước và ông Andreas Bieber, Vụ trưởng vụ Bảo vệ Đất thuộc bộ Môi trường –Bảo vệ thiên nhiên-Xây dựng và An toàn lò phản ứng ( BMUB ). Về phía Việt Nam có TS Hoàng Dương Tùng, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường Việt Nam và 50 chuyên gia Việt Nam tham dự vào sự kiện mở đầu dự án Bảo vệ khí hậu của viện UFU , cũng như của các đối tác Đức khác ( Đại học Bochum cũng như Công ty tư vấn MSP ) tại Hà Nội vào ngày 19.11.2015.

Như bà GSTS Đặng Thị Cẩm Hà, một chuyên gia tầm cỡ của viện Công nghệ sinh học thuộc viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, đã nhấn mạnh rằng: Việt Nam rất cần dự án Cây năng lượng này để có thể đưa ra được các giải pháp tích hợp cho các thách thức phức hợp trong sự nghiệp Bảo vệ khí hậu. Bà GSTS Cẩm Hà chúc mừng viện UFU về phương án của dự án kể trên và chúc dự án đạt nhiều thành tịu.

Ông Phó tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, TS Hoàng Dương Tùng, trong lời khai mạc Hội thảo đã đề cập đến “ Sách lược tăng trưởng xanh của Việ Nam “ và đã đề cao tầm quan trọng của dự án đối với việc thực thi sự thỏa thuận giữa bộ Môi trường – Bảo vệ thiên nhiên- Xây dựng và An toàn lò phản ứng nước CHLB Đức và bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam trong tháng 9. 2015.

Ngài Nghị sỹ Quốc hội CHLB Đức, Klaus Mindrup ( Đảng SPD ), trong lời phát biểu của mình, đã đi sâu vào các thách thức của sự biến đổi khí hậu tại Việt Nam. Ngài Nghị sỹ nhấn mạnh là CHLB Đức vẫn giữ nguyên sự ủng hộ đối với Việt Nam và trong những năm tới sẽ tăng cường sự hỗ trợ cho Việt Nam trong khuôn khổ của Sáng kiến quốc tế về Khí hậu ( IKI ). Ngài TS. Wendenburg thuộc bộ Môi trường-Bảo vệ Thiên nhiên- Xây dựng và An toàn lò phản ứng nêu bật tính chất chói sáng của dự án mới này và đồng thời điểm lại là từ năm 2008, trong khuôn khổ của chương trình IKI, Việt Nam đã có thể nhìn vào 49 dự án đã được thực thi tại Việt Nam.

Một sự trùng hợp khá đặc biệt của Hội thảo triển khai dự án “ Cây năng lượng “ này là: bên cạnh việc đưa ra các thông tin về các mục tiêu và các hoạt động của dự án thì VEA và UFU- không phụ thuộc vào nhau- đã cùng đưa ra ý tưởng về một Bản đồ địa chính cho sự khai thác mỏ cấp quốc gia đối với các diện tích đất còn bị bỏ hoang.

Ngay từ năm vừa qua, Trung tâm Thông tin Môi trường và Dữ liệu ( CEID- là một đơn vị trực thuộc VEA ) đã tự thiết kế các cấu trúc của một bộ bản đồ địa chính như vậy và nó đã được thử nghiệm trên một diện tích đất khai thác nhôm/bôxit. Ông TS Nguyễn Quốc Khánh, Giám đốc CEID, đã thu thập các dữ liệu để phát triển một mô hình hoàn nguyên và để cải tạo diện tích đất khai khoáng mỏ. Chính phủ Việt Nam đã trao cho cơ quan chức năng trách nhiệm xem xét các khiếu nại của nhân dân địa phương về đất đai do vậy cần có các dữ liệu chính xác về các địa điểm đó , trên cơ sở của hệ thống GIS. Xuất phát từ nhu cầu đó mà công ty MSP và viện UFU đã tích hợp ý tưởng về một bản đồ địa chính của dự án để cung cấp cho VEA một công cụ hỗ trợ bổ sung cho việc tiếp cận với các diện tích đất đã khai khoáng mà nó đang còn bị bỏ hoang. Như vậy thì- sau khi thẩm định và thích ứng các dữ liệu cấu trúc- thì sẽ có thể quản lý 49 địa điểm kế tiếp trong bộ bản đồ khai khoáng mỏ. Trong tương lai, bộ bản đồ địa chính đó, bên cạnh việc phục vụ các cơ quan chức năng về môi trường, thì nó còn phục vụ cho các cơ quan chức năng về xây dựng và địa chính.

Và, như TS Michael Zschiesche, viện trưởng viện UFU, trong lời phát biểu của mình,đã nêu lên là:Nhân dân của các xã lân cận cũng sẽ được thông báo một cách tốt hơn về sự cải tạo các khu vực khai khoáng mỏ. Qua đó thì sự làm sáng tỏ các hiểu lầm và các điều tiếng đang lan truyền sẽ được tốt hơn.

Tất nhiên điều đó chưa phải là sự bảo vệ môi trường hữu hiệu. Song, nó là một điều kiện. Dự án đặt sự truyền thông minh bạch và đầy đủ với các chuyên gia Việt Nam là một trong những trọng điểm. Do vậy: tối thiểu trong vòng nửa năm sẽ tổ chức một buổi tọa đàm vơi các chuyên gia Việt Nam tại Việt Nam và nguyên lý cơ bản của nó là: Good Governance, và qua đó sẽ thu hút được chuyên gia của các ngành chuyên môn khác nhau tham gia vào dự án này.