07.03.2017

Trong tháng 11.2016 vừa qua đã kết thúc thành công dự án “AnaViet”: Xây dựng và trình diễn các biện pháp dành cho việc Xử lý ô nhiễm tồn lưu. Dự án đã đóng góp một phần nền tảng cho việc cải thiện sự nắm bắt các kim loại nặng mà chủ yếu là sự ô nhiễm bởi chiến tranh và các hoạt động sản xuất công nghiệp tại Việt Nam.

Trọng tâm của dự án là việc chuyển giao hai thiết bị Quang phổ kế RFA di động cho Việt Nam. Với công nghệ này, kim loại nặng có thể được phát hiện trong đất trực tiếp tại thực địa. Như vậy cơ quan chức năng Việt Nam có thể phân tích sự ô nhiễm đất nhanh hơn khả dĩ. Các thiết bị phân tích đã được Quốc vụ khanh Bộ Liên bang về Môi trường- Bảo vệ thiên nhiên-Xây dựng và An toàn lò phản ứng Cộng hòa Liên bang Đức, Ngài Gunter Adler trao tặng chính thức cho Tổng cục Môi trường Việt Nam trong khuôn khổ của buổi Hội thảo Đức-Việt về đề tài ô nhiễm tồn lưu trong tháng 11.2016 tại Hà Nội.

Sau đó đã tổ chức một khóa học trong vòng một tuần dưới sự chỉ đạo của ngài giáo sư tiến sĩ Tim Mansfeld ( Đại học Koeln ) và ngài tiến sĩ Michael Kerth ( Công ty Trách nhiệm hữu hạn Dr.Kerth&Lampe Geo-Informetic ) đã hướng dẫn cho 25 chuyên gia của Tổng cục Môi trường, các Phòng nghiên cứu và các Doanh nghiệp để làm quen với thiết bị Quang phổ kế RFA. Khóa học đã truyền tải các kiến thức cơ bản của sự phân tích lưu động thông qua các yếu tố thực tế về việc thực nghiệm tại thực địa các loại đất dọc sông Hồng tại Hà Nội và tại một làng nghề, cũng như cùng nhau xử lý các mẫu đất tại phòng thí nghiệm.

Một tầm nhìn đến cơ hội trong tương lai và các thách thức cho việc thúc đẩy quản lý sự ô nhiễm tồn lưu tại Việt Nam và tầm nhìn tổng quan về tiềm năng chuyển giao công nghệ môi trường trong lĩnh vực này có trong bộ tài liệu “ Xây dựng năng lực, Phân tích môi trường và Quan trắc ô nhiễm đất tại Việt Nam: Cơ hội cho việc chuyển giao bí quyết và công nghệ” mà nó được xây dựng trong khuôn khổ của dự án này.