Khóa học trực tuyến “Đăng ký các khu vực ô nhiễm tại Việt Nam” miễn phí

24.09.2021

Trong khuôn khổ dự án “Thực hành sử dụng dữ liệu trong hệ thống đăng ký các khu vực bị ô nhiễm – thí điểm tại tỉnh Bắc Ninh (CapaViet2)”, UfU thay mặt cho Bộ Môi trường, Bảo tồn Thiên nhiên và An toàn Hạt nhân (BMU) của Đức đã xây dựng Khóa học trực tuyến Đăng ký các khu vực ô nhiêm tại Việt Nam. Kết hợp các hoạt động giáo dục, các biện pháp chuyển giao công nghệ và bí quyết cũng như sự hỗ trợ hợp tác giữa các cơ quan chức năng, CapaViet2 được thực hiện với mục đích cường năng lực của các cơ quan công quyền Việt Nam trong việc đăng ký và quản lý các khu vực bị ô nhiễm.

Khóa học trực tuyến Đăng ký các khu vực ô nhiêm tại Việt Nam ban đầu được thiết kế dành riêng cho các chuyên gia, cán bộ công chức làm việc trong các cơ quan chính phủ Việt Nam. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian Việt Nam phong tỏa để phòng chống dịch Covid-19, tất cả mọi người đều có thể truy cập khóa học này trong thời gian từ ngày 25 tháng 9 đến ngày 31 tháng 10 năm 2021 mà không cần mật khẩu. Như vậy, các chuyên gia, cán bộ công chức Nhà nước và sinh viên với mong muốn nâng cao trình độ có thể có cơ hội nhận được những kiến thức về phương pháp cần thiết và các hoạt động triển khai thực tế để xác định, đánh giá và lập hồ sơ các khu vực ô nhiễm ở Việt Nam.

Bên cạnh việc giới thiệu về các bước quản lý cụ thể của các khu vực bị ô nhiễm, khóa học còn đưa ra một phác thảo về khung pháp lý của việc lập hồ sơ các khu vực bị ô nhiễm ở Việt Nam. Học viên cũng sẽ hiểu sâu hơn về quá trình lập hồ sơ các khu vực có khả năng bị ô nhiễm, đặc biệt là các điều kiện tiên quyết, chuẩn bị và các hoạt động nghiên cứu, ghi chép cá nhân cần thiết để xác định và khoanh vùng các khu vực đó, đặc biệt chú trọng khảo sát các làng nghề, khu công nghiệp và các khu vực liên quan khác. Phần nghiên cứu điển hình cũng trình bày các ví dụ về các khu vực bị ô nhiễm (trước đây) ở Đức và các biện pháp đảm bảo an toàn hoặc khử nhiễm được áp dụng.

Khóa học trực tuyến “Đăng ký các khu vực ô nhiễm tại Việt Nam” có thể được truy cập tại UfU interaktiv mà không cần mật khẩu. Những học viên tham gia kết thúc khóa học thành công cho đến ngày 31 tháng 10 năm 2021 sẽ nhận được chứng chỉ chính thức và sách hướng dẫn “Đăng ký các khu vực bị ô nhiễm tại Việt Nam”.


Khóa học “Đăng ký các khu vực ô nhiễm tại Việt Nam” dành cho các chuyên gia

26.05.2021

Việc đăng ký các khu vực (có nguy cơ) bị ô nhiễm vào hồ sơ địa chínhlà một bước quan trọng để có được cái nhìn tổng quan về ô nhiễm đất tại các tỉnh Việt Nam. Do đó, một hồ sơ địa chính là công cụ quan trọng để lập kế hoạch và thực hiện các hoạt động đảm bảo và khử nhiễm cần thiết tại các khu vực bị ô nhiễm nhằm ngăn chặn các tác động đến sức khỏe cộng đồng bắt nguồn từ các khu vực này.

Tại Việt Nam, việc đăng ký các khu vực này thuộc trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường (Sở TNMT) các tỉnh.

Hiện nay, UfU đã công bố Khóa học trực tuyến Đăng ký các khu vực ô nhiễm tại Việt Nam. Đây là kết quả của sự hợp tác giữa các chuyên gia Đức và Việt Nam.

Khóa học trực tuyến Đăng ký các khu vực ô nhiễm tại Việt Nam cung cấp cho các cán bộ, công chức nhà nước kiến ​​thức nâng cao để thực hiện việc đăng ký các địa điểm bị ô nhiễm tại các tỉnh.

Bên cạnh việc giới thiệu về các bước quản lý cụ thể của các khu vực bị ô nhiễm, khóa học còn đưa ra một phác thảo về khung pháp lý của việc ghi lại địa điểm bị ô nhiễm ở Việt Nam.

Học viên cũng sẽ hiểu sâu hơn về quá trình ghi lại các địa điểm có khả năng bị ô nhiễm, đặc biệt là các điều kiện tiên quyết, chuẩn bị và các hoạt động nghiên cứu, ghi chép cá nhân cần thiết để xác định và khoanh vùng các khu vực đó. Đặc biệt chú trọng khảo sát các làng nghề, khu công nghiệp và các khu vực liên quan khác. Phần nghiên cứu điển hình cũng trình bày các ví dụ về các khu vực bị ô nhiễm (trước đây) ở Đức và các biện pháp đảm bảo hoặc khử nhiễm được áp dụng.

Phiên bản tiếng Việt của khóa học trực tuyến dành riêng cho công chức, viên chức nhà nước và các chuyên gia khác tại Việt Nam. Sau khi hoàn thành thành công khóa học trực tuyến, các học viên sẽ nhận được chứng chỉ chính thức.

Khóa học trực tuyến “Đăng ký các khu vực ô nhiễm tại Việt Nam” có thể truy cập tại UfU interaktiv. Khóa học được bảo vệ bằng mật khẩu. Các chuyên gia quan tâm có thể yêu cầu mật khẩu bằng cách gửi email tới onlinekurs@ufu.de.

Xin bạn vui lòng tìm ở đây một hướng dẫn ngắn về cách đăng nhập vào UfU interaktiv và Khóa học Trực tuyến.

Khóa học trực tuyến “Đăng ký các khu vực ô nhiễm tại Việt Nam” được xây dựng trong khuôn khổ dự án “Thực hành sử dụng dữ liệu trong hệ thống đăng ký các khu vực bị ô nhiễm – thí điểm tại tỉnh Bắc Ninh (CapaViet 2)”, được tài trợ bởi „Exportinitiative Umwelttechnologien“của Bộ Môi trường, Bảo tồn Thiên nhiên, và An toàn Hạt nhân (BMU) của Liên bang Đức.


Hội thảo các bên liên quan về các kịch bản hạ tầng xanh

2.11.2020

Vào ngày 31 tháng 10 năm 2020, dự án GreenCityLabHuế đã tổ chức hội thảo các liên quan lần thứ nhất với nội dung chính nhằm thảo luận xây dựng các kịch bản triển khai các giải pháp dựa vào thiên nhiên ở thành phố Huế. Hội thảo được tổ chức với sự hướng dẫn kĩ thuật từ phía trường Đại học Humboldt tại Berlin (HUB) và Viện Độc lập các Vấn đề Môi trường (UfU) và được tổ chức tại Việt Nam bởi các đối tác gồm Viện Nghiên cứu Khoa học Miền Trung (MISR), Viện Nghiên cứu Phát triển Huế (HueIDS) và Khoa Kiến trúc, trường Đại học Khoa học Huế tại Hội trường A1, trường Đại học Khoa học Huế.

Hội thảo đã thu hút sự tham gia của 20 người đại diện cho các bên liên quan khác nhau, bao gồm Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Chi cục Bảo vệ Môi trường – Sở Tài nguyên và Môi trường, Cán bộ địa chính phường Hương Sơ, Công ty Cây xanh, Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình đô thị Huế, Công ty Cổ phần cấp nước Thừa Thiên Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, Viên Quy hoạch Xây dựng, Khoa Môi trường – trường Đại học Khoa học Huế, Khoa Tài nguyên đất – trường Đại học Nông lâm Huế, Viện Tài nguyên và Môi trường – Đại học Huế, Viện Nghiên cứu Sức khỏe Cộng đồng – trường Đại học Y Dược Huế, Chương trình Trường học Hạnh phúc, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Người cao tuổi, Hội Nuôi ong và các bạn trẻ đang sinh sống và làm việc tại thành phố Huế.

Mở đầu Hội thảo, ThS. Hoàng Thị Bình Minh (MISR) và TS. Nguyễn Vũ Minh (HUSC) trình bày một số kết quả chính trong giai đoạn định nghĩa của dự án GreenCityLabHuế, bao gồm (1) những lợi ích của các giải pháp dựa vào thiên nhiên (NBS) đối với thành phố Huế, (2) phân loại các loại hình GBI và giá trị sinh thái, (3) phân loại các danh mục sử dụng đất và kiểm kê GBI, (4) những văn bản liên quan đến việc xây dựng thành phố Huế trở thành thành phố trực thuộc trung ương, (5) những văn bản liên quan đến việc thích ứng và giảm thiểu biến đổi khí hậu của tỉnh Thừa Thiên Huế, (6) mô hình mô tả các bên liên quan chính đối với NBS tại thành phố Huế, (7) đánh giá được nhận thức của người dân về biến đổi khí hậu và những khía cạnh khác của xã hội về NBS tại thành phố Huế. Những vòng thảo luận tiếp theo của buổi Hội thảo tập trung giải quyết các câu hỏi:

  • Những giải pháp can thiệp được đề xuất có thực tiễn và phù hợp?
  • Viễn cảnh nào bạn mong muốn sẽ xảy ra đối với thành phố Huế? Những loại hình GBI nào nên là một phần của các kịch bản?
  • Các giải pháp can thiệp có nên được tách biệt giữa các khu vực khác nhau trong thành phố như Kinh thành, bên trong và bên ngoài thành phố?
  • Những vùng không gian nào mà nơi đó các giải pháp can thiệp không nên được thực hiện hoặc một số giải pháp không được cho phép?
  • Những thông tin chi tiết nào sẵn có về tỉ lệ chuyển đổi mục đích sử dụng đất (cũng như các địa điểm mở rộng đã được quy hoạch)?

Hội thảo các bên liên quan là một phần của quá trình đồng nghiên cứu và đồng thiết kế nhằm xây dựng các kịch bản tương lai cho việc phát triển cơ sở hạ tầng xanh tại Huế. Việc điều chỉnh các bước quan trọng của quá trình lập mô hình phù hợp với những điều kiện của địa phương là rất cần thiết cũng như việc lựa chọn các khu vực triển khai thí điểm các giải pháp dựa vào thiên nhiên cho giai đoạn nghiên cứu và phát triển tiếp theo của dự án.

Nhóm thực hiện dự án GreenCityLabHuế xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các bên liên quan vì sự hỗ trợ và đóng góp quý giá trong quá trình diễn ra Hội thảo.


GreenCityLabHuế: Cơ sở hạ tầng xanh ở thành phố Huế

14.07.2020

Khu vực đô thị vừa là yếu tố tác động lên hiện tượng ấm lên toàn cầu, vừa chịu ảnh hưởng từ tác động của hiện tượng này. Trong bối cảnh đó, các giải pháp dựa vào thiên nhiên (NBS) như nâng cấp và mở rộng cơ sở hạ tầng xanh (GBI) đóng vai trò quan trọng trong chiến lược quy hoạch đô thị như là những biện pháp hữu hiệu trong việc giảm nhẹ và thích ứng với khí hậu. Thêm vào đó, GBI có mối liên hệ đến các vấn đề về hạnh phúc, công bằng môi trường và sức khỏe con người.

Dự án GreenCityLabHuế được xây dựng nhằm tăng cường khả năng chống chịu trước biến đổi khí hậu của thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế thông qua các giải pháp dựa vào thiên nhiên (NBS), trong đó tập trung vào cải thiện chất lượng không khí và thích ứng nhiệt. Một nghiên cứu đa ngành và không gian thử nghiệm sẽ được phát triển để xây dựng, thử nghiệm, hình tượng hóa, thảo luận và thực hiện các ý tưởng, khái niệm về phục hồi và mở rộng cơ sở hạ tầng xanh (GBI), từ đó đẩy mạnh thực hiện NBS trong khu vực đô thị thành phố Huế.

Trong giai đoạn định nghĩa, dự án GreenCityLabHuế đã tổng hợp các loại hình GBI và, dựa trên những dữ liệu đó, đưa ra các diễn giải và kịch bản đầu tiên cho sự phát triển của GBI tại thành phố Huế, đồng thời, dự án đã thực hiện các nghiên cứu bước đầu về hiện trạng và những điều kiện tiên quyết cho sự phát triển trong tương lai của GBI tại thành phố Huế và đã được tổng hợp trong báo cáo hiện trạng của dự án.

Báo cáo bao gồm những thông tin về sự phát triển đô thị của thành phố Huế, những thách thức xã hội hiện nay từ những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, phân tích hiện trạng NBS của thành phố Huế, khung pháp lý về phát triển NBS và các khía cạnh xã hội cho sự phát triển NBS của thành phố Huế.

Huế là một trong những đô thị lâu đời nhất ở Việt Nam. Khu vực trung tâm thành phố với diện tích khoảng 71 km2 là một trong những thành phố có mật độ dân cư cao nhất Việt Nam. Với khoảng 12,9m2/người, mật độ không gian xanh trên đầu người của thành phố Huế ở mức tương đối cao. Tuy nhiên, không gian xanh (và mặt nước) không có sự phân bố đồng đều trên toàn thành phố, đặc biệt có sự hạn chế về không gian xanh tại các di tích lịch sử của thành phố, từ đó phát sinh thêm các loại hình GBI mới.

Đánh giá sơ bộ về những tác động của biến đổi khí hậu cho thấy khí hậu ngày càng ấm lên trong tương lai cũng như tổng lượng mưa tăng lên không ngừng; thành phố có thể sẽ đối mặt với sự tăng nhiệt độ ở mức từ thấp đến vừa của lớp nhiệt độ không khí gần mặt đất (kể cả trung bình và cực đoan), và sự tăng từ vừa đến cao về lượng mưa. Những tác động ước tính này có khả năng sẽ làm trầm trọng hơn những thách thức về môi trường đang tồn tại ở thành phố Huế bao gồm áp lực nhiệt và ngập lụt. Những vấn đề môi trường cấp bách khác, đặc biệt ở khu vực trường đại học và trung tâm thành phố đông đúc, có thể kể đến như ô nhiễm không khí và tiếng ồn.

Dựa trên đồng sáng tạo và đồng nghiên cứu, dự án GreenCityLabHuế đề xuất một hệ thống gồm 64 loại hình GBI cho việc xem xét, bao gồm các loại khác nhau của loại hình GBI tư nhân, thương mại và thể chế, vườn giao khoán và vườn cộng đồng, công viên và vườn giải trí và GBI nông nghiệp. Trong khi các loại hình GBI chính phần lớn khá tương đồng giữa (miền Trung) Việt Nam và Đức (và châu Âu), một vài loại hình khác mang tính đặc trưng chỉ có tại thành phố Huế như vườn xanh-mặt nước, café vườn và nhà vườn. Hệ thống này kết hợp với phân tích khung pháp lý liên quan và xem xét những dự án trước đây, hiện tại và đã được đề xuất nhằm việc thực hiện NBS tại thành phố Huế sẽ là cơ sở cho việc mô hình hóa các kịch bản thay đổi sử dụng đất cho thành phố và cho việc đánh giá các lợi ích của việc cải thiện GBI trên toàn thành phố.

Bên cạnh việc hình thành những khu vực xanh (và mặt nước) mới, sự cần thiết trong việc bảo tồn, duy trì và cải thiện các loại hình GBI đang tồn tại cũng cần được thừa nhận, bao gồm duy trì mật độ cây xanh thông qua các chiến dịch trồng cây hằng năm, đặc biệt khi các cây lâu năm chống chịu được những tác động của biến đổi khí hậu.

Tăng cường GBI của thành phố Huế có thể giải quyết những thách thức môi trường đã được nhắc đến trên đây bằng cách cải thiện việc cung cấp các dịch vụ sinh thái và nâng cao khả năng chống chịu của thành phố trước những hiện tượng thời tiết cực đoạn cũng như biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, những lợi ích về kinh tế và xã hội của GBI cũng được tính đến, bao gồm định hình Huế là một điểm đến du lịch (sinh thái), tạo thêm nhiều cơ hội việc làm, tạo các lợi thế cạnh tranh hơn so với các thành phố khác ở Việt Nam, nâng cao chất lượng cuộc sống thông qua hình thành các không gian công cộng và nâng cao nhận thức của người dân hướng đến những lợi ích của các loại hình xanh và mặt nước như NBS.

Kiểm kê cơ sở hạ tầng xanh ở thành phố Huế từ dữ liệu sử dụng đất từ năm 2014 được cung cấp bởi DONRE và dữ liệu OpenStreetMap

Những xu hướng được tổng hợp trong các chỉ thị khí hậu các năm 2050 và 2070 và các kịch bản RCP tương ướng với RCP2.6 và RCP8.5

Ảnh vệ tinh PlanetScope của thành phố Huế vào ngày 20 tháng 02 năm 2020, chỉ thị quan sát Trái Đất chỉ số thực vật (NDVI) được tính toán dựa trên ảnh PlanetScope (B), phân loại thảm thực vật dựa trên NDVI (C) và bản đồ sử dụng đất (D)


Thông Báo Mời Nộp Đề Xuất Các Dự Án Biến Đổi Khí Hậu Cấp Độ Nhỏ

25.02.2020

Viện Nghiên cứu Khoa học Miền Trung (MISR) phối hợp với Viện Độc lập các Vấn đề Môi trường (UfU, Berlin) để tuyển chọn các dự án biến đổi khí hậu cấp độ nhỏ năm 2020 dành cho các nhà hoạt động khí hậu và môi trường trẻ. Các dự án được tuyển chọn bởi hai Viện sẽ được Viện Độc lập các Vấn đề Môi trường (UfU, Berlin) làm hồ sơ gởi lên Bộ Ngoại giao Đức để xin kinh phí thực hiện trong năm 2020.

  1. Đối tượng tham gia: Các nhà hoạt động khí hậu và môi trưởng trẻ, dưới 32 tuổi, hiện đang sinh sống, học tập và làm việc tại các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi
  2. Yêu cầu của các dự án cấp độ nhỏ

– Cách tiếp cận của dự án là mới trong giải quyết một thách thức đang tồn tại ở địa phương;

– Dự án có ý nghĩa thực tiễn trong cộng đồng tại địa phương;

– Dự án có tính khả thi cao để áp dụng, duy trì và nhân rộng ra các địa phương khác.

  1. Các chủ đề năm 2020

Truyền thông thông qua thực hiện các sáng kiến thích ứng biến đổi khí hậu ở các lĩnh vực, nông nghiệp, năng lượng tái tạo, sức khỏe con người, đa dạng sinh học, tài nguyên rừng, tài nguyên nước, tài nguyên khí hậu;

– Xây dựng một điểm gặp gỡ để thảo luận về biến đổi khí hậu tại địa phương;

– Thiết kế xanh trong khu đô thị để thích ứng biến đổi khí hậu.

  1. Yêu cầu hồ sơ dự tuyển

– Thuyết minh dự án bao gồm phần dự toán kinh phí và chữ ký của chủ nhiệm dự án;

– Dự án được viết bằng tiếng Việt và tiếng Anh theo mẫu đính kèm thông báo;

– Hồ sơ dự tuyển gởi về địa chỉ email: hoangtbinhminh@gmail.comEva.Luetkemeyer@ufu.de.

  1. Hạn chót đăng ký: 28/02/2020
  2. Thông báo dự án trúng tuyển: 03/2020

 

ĐỀ XUẤT DỰ ÁN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CẤP ĐỘ NHỎ NĂM 2020 (Download)

 

Thông tin chi tiết xin liên hệ ThS. Hoàng Thị Bình Minh, ĐT: 0935051975,
Email: hoangtbinhminh@gmail.com hoặc tham khảo trên website: www.misr.ac.vn và www.ufu.de


GreenCityLabHuế - một dự án mới về cơ sở hạ tầng xanh nước-xanh lục ở Huế

16.08.2019

Với tên ngắn gọn là Green City Lab Hue, một dự án hợp tác giữa Việt Nam và CHLB Đức đã khởi động vào tháng 7 năm 2019. Dự án được thực hiện trong sự hợp tác giữa Viện Độc lập các Vấn đề Môi trường với Đại học Humboldt tại Berlin và Viện Nghiên cứu Khoa học Miền Trung tại Huế. Vào tháng Mười, sự kiện chính thức đầu tiên sẽ được tổ chức tại Huế với sự tham gia của tất cả mọi người quan tâm.

Các giải pháp dựa vào tự nhiên để tăng cường tính chống chịu khí hậu cho các vùng đô thị ở miền Trung Việt Nam

Các thành phố vừa là tác nhân của hiện tượng nóng lên toàn cầu đồng thời cũng là nơi đặc biệt bị ảnh hưởng do tác động của hiện tượng đó. Dân số tập trung đông cùng với mật độ cao của các cơ sở và hạ tầng tiêu thụ nhiều năng lượng trong một không gian hẹp dẫn đến phát thải CO2 cao, trong khi đó việc chuyển đổi đất và thảm thực vật tự nhiên dẫn đến sự hình thành của hiệu ứng đảo nhiệt đô thị do bởi mất đi khả năng giữ nước và tiềm năng thấm nước của đất trong mùa mưa. Nhu cầu phối hợp các biện pháp giảm thiểu và thích ứng biến đổi khí hậu và tăng cường tính chống chịu của đô thị đang trở thành thiết yếu trong quy hoạch đô thị. Trong hoàn cảnh đó, các giải pháp dựa vào tự nhiên (NBS) đang ngày càng trở nên quan trọng trong quy hoạch đô thị và khu vực. Các giải pháp dựa vào tự nhiên có tiềm năng giải quyết các thách thức về môi trường và xã hội như biến đổi khí hậu và hiệu ứng đảo nhiệt đô thị, an ninh nguồn nước, ô nhiễm nước và ô nhiễm không khí, an ninh lương thực, sức khỏe con người và quản lý tai biến thiên nhiên. Điều này cũng bao gồm việc mở rộng và cải thiện cơ sở hạ tầng xanh nước-xanh lục (GBI) – một mạng lưới quy hoạch chiến lược về các diện tích tự nhiên và bán-tự nhiên.

Việt Nam là một trong những nước có mật độ dân số cao trên thế giới. Với tỉ lệ đô thị hóa hàng năm là 3.4%, Việt Nam đang trong quá trình đô thị hóa rất nhanh, trong đó có những thành phố như Đà Nẵng, Cần Thơ và Huế. Dân số đô thị ở Việt Nam sẽ tăng từ mức 30% hiện tại lên đến ước tính là 50% vào năm 2050. Bên cạnh đó, Việt Nam là nằm trong số năm nước bị ảnh hưởng mạnh nhất bởi biến đổi khí hậu. Miền Trung Việt Nam và các thành phố ở vùng này như Huế là đặc biệt bị ảnh hưởng bởi bão, bão nhiệt đới, mưa nhiều và làn sóng nhiệt cực đoan, mà thường dẫn đến mất mát về người và thiệt hại về cơ sở hạ tầng. Huế có tầm quan trọng về du lịch và lịch sử và là đô thị Loại I trực thuộc  tỉnh của chính quyền Việt Nam, do đó Huế là một trường hợp điển hình đại diện cho hơn 65 tỉnh thành khác ở Việt Nam. Các nhân tố này, cùng với sự tương đồng về cấu trúc quản lý hành chính, chịu ảnh hưởng mạnh bởi biến đổi khí hậu làm cho Huế được lựa chọn là địa điểm lý tưởng cho thử nghiệm tiếp cận Phòng Thí Nghiệm Học tập Đô thị (Urban Learning Lab), từ đó các tiếp cận và nội dung có thể được chuyển giao cho các thành phố trực thuộc tỉnh khác ở Việt Nam.

Dự án “Green City Lab Hue” có mục tiêu là tạo ra không gian đa ngành và đa cấp cho nghiên cứu và thí điểm để phát triển, minh họa, đánh giá và thảo luận các ý tưởng và nội dung cho việc tạo ra và mở rộng cơ sở hạ tầng xanh nước-xanh lục (GBI) ở thành phố Huế, Miền Trung Việt Nam. Với sự hợp tác từ các bên liên quan từ các nhà khoa học, quản lý, chính trị và người dân, và xem xét các quy hoạch hiện có về phát triển đô thị, đoàn dự án sẽ phát triển các kiến thức chuyên sâu, các nội dung chung và một cơ sở dữ liệu để thúc đẩy sự hợp tác, phát triển một mạng lưới chiến lược của các diện tích tự nhiên và bán-tự nhiên ở thành phố Huế. Tích hợp các giải pháp dựa vào tự nhiên và tiếp cận cơ sở hạ tầng xanh nước-xanh lục vào quy hoạch của thành phố Huế có thể giúp bảo vệ nhiều dịch vụ sinh thái đa dạng, nhờ đó tăng cường tính chống chịu về sinh thái và xã hội cho thành phố và vùng lân cận dưới tác động của biến đổi khí hậu.

Dự án đang được thực hiện trong sự hợp tác với Đại học Humboldt tại Berlin, CHLB Đức và Viện Nghiên cứu Khoa học Miền Trung tại Huế – được cấp kinh phí bởi Bộ Giáo dục và Nghiên cứu, CHLB Đức.


Hội nghị Bàn tròn Cobenefits về Hiệu ứng phụ của việc mở rộng các dạng Năng lượng tái tạo tại Việt Nam

24.06.2019

Trong khuôn khổ của dự án Cobenefits– cùng với Tổ chức Việt Nam là Green ID, viện UFU đã tổ chức 3 Hội nghi Bàn tròn đẻ thảo luận về Hiệu ứng phụ tích cực của việc mở rộng các dạng Năng lượng tái tạo- cái gọi là Cobenefits- tại Việt Nam.

Tại Hội nghị Bàn tròn Thứ nhất vào ngày 10.06.2019, được tổ chức trong khách sạn Hilton Garden Inn tại Hà Nội, là nội dung Điện khí hóa các vùng mà cho đến nay nó không được nối với mạng lưới điện quốc gia.

Tại Hội nghị Bàn tròn Thứ hai vào ngày 11.06.2019 thì nội dung: Các Hiệu ứng có thể tạo ra việc làm ” Thông qua các năng lượng tái tạo” đã được thảo luận, Tuần lễ đã được kết thúc  với Hội nghị Bàn tròn về đề tài Chất lượng Không khí và Sức khỏe.

Các chuyên gia đến từ các lĩnh vực khác nhau, như: Kinh tế- Quản lý- Xã hội dân sự  và họ đã có sự trao đổi liên ngành một cách tích cực, hào hứng và đã xác định được các giải pháp, cũng như các tiền đề để tổng quan hóa cho việc mở rộng Cobenefits của các nguồn Năng lượng tái tạo trong các lĩnh vực tại Việt Nam.

Trong buổi Hội nghị Bàn tròn về Điện khí hóa đã thảo luận các nhu cầu khác ngha của các khu vực đân cư khác nhau về việc các khu dân cư đó không được nối với mạng lưới điện. Ngoài ra nó còn được các chuyên gia nhấn mạnh là các thông tin và việc xây dựng năng lực  phụ thuộc nhiều vào Chính quyền địa phương và các cơ quan quản lý và nó có ý nghĩa lớn.

Ngoài ra, tại Hội nghị Bàn tròn, các chuyên gia xác định các khả năng đưa đề tài Các dạng Năng lượng tái tạo vào Chiến lược quốc gia về phát triển các vùng nông thôn và ở góc độ việc làm thì các chuyên gia nhận định đặc biệt đến việc Đào tạo và việc tiếp tục Nâng cao cho các Học sinh, Sinh viên Việt Nam, cũng như công nhân;  đều có ý nghĩa lớn lao nhằm đáp ứng được nhu cầu của thị trường Năng lượng tái tạo và để đạt được hiệu ứng tích cực cho thị trường việc làm Việt Nam.

Trong quá trình Hội nghị Bàn tròn về Chất lượng Không khi và Sức khỏe, các chuyên gia của Tổng cục Môi trường đã giới thiệu về tình trang ô nhiễm Không khí tại Việt Nam. Các chuyên gia khác giới thiệu liệu về mối liên quan giữa  Không khí bị ô nhiễm và Sức khỏe. Sự thảo luận trước hết tập trung vào vấn đề/ câu hoỉ là : Liệu việc mở rộng các nguồn năng lượng tái tạo tại Việt Nam thì sẽ có thể có sự đạt đước sự cải thiện đáng kể về chất lượng không khí tại Việt Nam không


Những cuốn cẩm nang thông kê các địa điểm ô nhiễm tồn lưu

15.03.2019

Những cuốn cẩm nang được biên soạn trong khuôn khổ của dự án CapaViet của Đức-Việt, nhằm thống kê các địa điểm ô nhiễm tồn lưu, hiện có trong trực tuyến bằng tiếng Việt và tiếng Anh.

Các công báo cung cấp thông tin về nền tảng cho sự thống kê về các ô nhiễm có trong đất và về việc xây dựng bản đồ ô nhiễm.

Phần 2 của cuốn cẩm nang giới thiệu những kinh nghiệm tại tỉnh Bắc Ninh trong việc thống kê những ô nhiễm tồn lưu tại các làng nghề và tại các khu công nghiệp.

Dự án được hỗ trợ bởi “sáng kiến xuất khẩu Công nghệ môi trường” của Bộ Liên bang về Môi trường, Bảo vệ thiên nhiên và An toàn hạt nhân nước cộng hòa Liên bang Đức.

Liên kết đến các ấn phẩm:   

Mark, Harald; Konopatzki, Patrick; Kovac, Sarah (2018): Đăng ký khu vực bị ô nhiễm tại Việt Nam: Phần 1: Thông tin cơ sở. Bochum/Berlin: MSP Bochum/UfU (VIETNAMESE)

Mark, Harald; Konopatzki, Patrick; Kovac, Sarah (2019): Đăng ký khu vực bị ô nhiễm tại Việt Nam: Phần 2: Phương pháp lưu trữ các khu vực bị ô nhiễm Sử dụng ví dụ tỉnh Bắc Ninh. Bochum/Berlin: MSP Bochum/UfU (VIETNAMESE)                     


Trồng cây năng lượng trên đất mỏ đã khai thác còn bị bỏ hoang

12.10.2018

Dự án CPEP ( trồng cây năng lượng trên các địa điểm đã khai thác mỏ ) tại Việt Nam được thực thi từ năm 2015 có thể chứng minh là: dưới các đặc điểm khí hậu tại Việt Nam  thì việc trồng cây năng lượng trên các địa điểm  đã khai thác

mỏ là việc đáng được làm. Ngoài ra, với việc trồng cây năng lượng còn mang lại một loạt các hữu ích khác, như: các doanh nghiệp tham gia vào việc trồng cây năng lượng được thúc đẩy bởi các biện pháp hoàn nguyên quí giá  là: sự cải thiện tính đa dạng sinh học tại các địa điểm dự án, đồng thời lôi cuốn nông dân địa phương vào các hoạt động phụ trợ dự án để cải thiện các điều kiện sống của họ.

Dự án  trồng cây năng lượng CPEP mà nó được chương trình “Sáng kiến quốc tế về Khí hậu  (IKI)” của Chính phủ CHLB Đức tài trợ, để triển khai trên các địa điểm mỏ đã được khai thác, đã được thử  nghiệm từ tháng 7.2015 trên 3 diện tích thí điểm tại miền Bắc và miền Nam nhằm tìm ra các hệ thống cây năng lượng thích hợp  cho năng suất cao nhất.

Các kết quả thu được đã được báo cáo trong buổi Hội thảo tổng kết  kinh nghiệm vào ngày 11.10. 2018 của 15 chuyên gia trong vòng 120 phút và cùng với nó là bộ tư liệu chi tiết dài 80 trang giấy ( bản tường trình ) về các  kinh nghiệm trồng cây năng lượng. Khoảng 50 chuyên gia tham dự Hội thảo tổng kết. Trong đó có nhiểu nhà khoa học về  các lĩnh vực như: Trồng cây để lấy sinh khối, để bảo vệ đất và về năng lượng tái tạo , cũng như các chuyên viên từ các cơ quan chức năng như: Bộ Nông nghiệp, bộ Môi trường, bộ Công thương. Họ đã cùng nhau trao đổi- thảo luận nhằm đúc rút ra các kinh nghiệm bổ ích từ dự án CPEP cho sự phát triển tiếp theo của lĩnh vực năng lượng sinh học tại Việt Nam.

Trong lời khai mạc Hội thảo tổng kết dự án , ông Hồ Trung Kiên, Chánh Văn phòng Tổng cục Môi trường thuộc bộ TN&MT, đã nêu lên tầm quan trọng của dự án đối cvới nhiều chuyên ngành của các cơ quan chức năng về Môi trường của Việt Nam. Ông Hồ kiên Trung Kiên đánh giá cao dự án CPEP và nói: dự án CPEP đã tăng cừơng nỗ lực về các biện pháp hoàn nguyên đối với các diện tích đất đã khai thác tài nguyên mà nó đang bị bỏ hoang. Chính các đối tác dự án là: Công ty Mỏ Núi Pháo ( NP ) và công ty Khoáng sản ( Vinacomin ) cũng là những người đi tiên phong trong số gần 4000 địa điểm mỏ ở Việt Nam trong việc tìm kiếm các biện pháp hoàn nguyên tối ưu.

Trong lời chào mừng Hội thảo, ông Andreas Bieber , bộ Môi trường CHLB Đức, cũng tỏ ý hài lòng tương tự như ông Hồ Kiên Trung về kết quả đạt được của dự án CPEP. Ông Andreas Bieber đã phát biểu là: Dự án CPEP đã thàng công trọn vẹn và dự án đó  là rất hấp dẫn và là một dự án phức hợp với một loạt các kinh nghiệm quan trọng cho việc tiếp tục công việc trồng cây năng lượng phù hợp với Việt Nam. Ông Bieber cũng hy vọng là sau pha 1 thì sẽ có thể có pha 2 của dự án CPEP.

Nhiều chuyên gia của các lĩnh vực khác nhau thuộc các cơ quan Viêt Nam và Đức đã tham gia vào dự án CPEP, cụ thể là:

Về phía Đức thì dự án nằm dưới sự điều hành của viện môi trường UFU. Bên cạnh  đó còn có trường Đại học kỹ thuật Bochum, công ty kỹ thuật MSP-Bochum;

Về phía Việt Nam thì có các cơ quan chức quản lý và khoa học về môi trường, đó là: Tổng cục Môi trường ( VEA ), trường Đại học Nông-Lâm Thái Nguyên, Viện Khoa học Nông nghiệp Hanội, viện khoa học Nông nghiệp miền Nam cũng như 2 công ty khai thác mỏ là Núi Pháo và Vinacomin.

Bên cạnh việc thử nghiệm nhiều mặt của các hệ thống trồng cây khác nhau về cây năng lượng trên 3 địa điểm thì còn triển khai mang tích kiểm định tiêu biểu về các kịch bản sử dụng đối với các địa điểm và một phần đã được tính toán cụ thể. Như vậy thì sự tiết kiệm tiềm năng CO2 thông qua Ethanon sinh học

từ cây sắn, cao hơn việc sử dụng cây sắn được trồng mà nó được trồng tại các địa điểm đã khai thác mỏ, thì thậm chí còn cao hơn việc sử dụng sắn được trồng theo cách truyền thống tại Việt Nam cho đến nay. Bởi vì: Sự tác động tiêu cực từ khí hậu- thông qua việc thay đổi sử dụng đất tại các địa điểm khai thác mỏ, sẽ rất ít.

Tuy vậy, vẫn còn 20% số CO2 thì sẽ có thể tiết kiệm được thông qua việc trồng cỏ VA06 tại các địa điểm đã khai thác mỏ để sản xuất ra sinh khối phục vu việc sản xuất khí sinh học ( Biogas ), một loại khí mà nó không được dùng cho phương pháp đốt cháy truyền thống ( như : sửơi, đun-nấu bằng ga hay bằng lò than. Trong dự án cũng đã xem xét các kịch bản sử dụng có nhiều hứa hẹn. Ví dụ như tại tỉnh Quảng Ninh thì lộ trình sử dụng là nhà máy điện Sinh khối. Taị các địa điểm khác thì lộ trình sử dụng là Etanon sinh học ( căn cứ vào Kê và Sắn ) và tại địa điểm NP thì lộ trình sử dụng là Khí sinh học ( Biogas ) dành cho các gia đình tại Việt Nam. Tại lộ trình cho nhà máy điện sinh khối thì có thể chứng minh là không cao, chỉ có 5, 8 Cent USD/Kwh ( Quyết định số 20/2014/QD-TTg. Ngược lại, nếu như trồng sắn để sản xuất Ethanon sinh học trên địa điểm đã khai thác mỏ thì có khả dĩ, một khi đã có nhà máy Ethanon hoạt động trong phạm vi bán kính của nguyên liệu đầu vào nằm trong khoảng 80-100Km. Kể cả các bồn sản xuất khí sinh học loại nhỏ cũng là một khả năng đáng trân trọng cho việc trồng cây năng lượng.

Bên cạnh các khả năng sử dụng về mặt năng lượng thì trong dự án còn quan sát được một loạt các hữu ích có lợi cho cả đôi bên. Do vậy, việc trồng cây năng lượng trên địa điểm đã khai thác mỏ tại NP thì bên cạnh diện tích đất mỏ làm thí điểm , công ty NP đã trồng cây năng lượng trên sườn đất phế thải mỏ. Qua đó sẽ giảm được hiện tượng xói mòn đất và tránh được sự sụt lở của sườn đồi bởi sự cố mưa to.

Tổng cục Môi trường là Cơ quan Nhà nước giám sát việc hoàn nguyên các diện tích đất khai thác mỏ còn có ý tưởng là: Cần đưa việc trồng cây năng lượng là biện pháp hoàn nguyên diện tại Việt Nam. Tuy vậy cần có sự nghiên cứu ứng dụng tiếp theo và thảo luận thấu đáo trong pha 2 của dự án CPEP.

Trong mọi trường hợp thì dự án CPEP đã có khả năng chứng minh là: Dự án có khả năng giải tỏa sung đột trong việc không sử dụng diện tích đất còn bỏ hoang cho việc trồng cây năng lượng, cũng như để đạt được các hiệu ứng Bảo vệ khí hậu được hữu hiệu ( Ethanon sinh học ) với việc sử dụng đất nông nghiệp quí giá cho việc trồng cây năng lượng.


Viện UFU tổ chức lớp học Hè 2 về Biến đổi khí hậu (BĐKH) tại miền Trung

21.8.2018

Biến đổi khí hậu có tác động như thế nào đến đại dương, đến bờ biển và đến ngành nông nghiệp tại miền Trung? Năng lượng tái tạo có thể đóng góp các hiệu ứng phụ tích cực nào thong qua sự BĐKH? Với các câu hỏi hấp dẫn như vậy mà viện UFU đã cùng với Phân viện khoa học miền Trung tại Huế đã tổ chức vòng 2 lớp học Hè trong tháng 9.2017. Lớp học này được quĩ Robert Bósch tài trợ và đã có 40 nhà Khoa học Trẻ và các nhà Bảo vệ môi trường ( BVMT) thuộc các ngành nghề khác nhau tham dự với 4 đề tài.

Tại lớp học các Bạn trẻ đã nghiên cứu xem là những sự tác động nào của sự BĐKH đã ảnh hưởng đến đại dương và đến bờ biển của miền Trung, cũng như sự ảnh hưởng đến ngành nông nghiệp vùng, đồng thời xem xét xem là ngành nông nghiệp đã góp phần như thế nào vào sự BĐKH. Ngoài ra , trao đổi và thảo luận về sự đóng góp của năng lượng tái tạo vào các biện pháp BVKH và vào sự Thích ứng với sự BĐKH và không chỉ là sự ảnh hưởng  đến các lĩnh vực của cuộc sống một cách tích cực ( cái  gọi  là  Co-Benefits ).

Đặc biệt sôi nổi là trong khuôn  khổ của lớp học Hè còn có tổ chức chuyến tham quan-khảo sát đa tạo điều kiện cho các Bạn trẻ tìm hiểu thêm về các tác động của sự BĐKH, cũng như tìm hiểu các  dự án về sự bền vững tại vùng lãnh thổ của nước biển mự các Bạn trẻ . Trên cơ sở chuyến tham quan mực nước biển dâng lên và sự sói mòn nghiêm trọng một khúc bờ biển và thăm dự án  một Vườn sinh thái  của một công ty Du  lich thì các Bạn trẻ đã có được cái nhìn thực tế về mối hiểm họa từ BĐKH tại địa phương  và thấy được nhiều dự án tại chỗ để thúc đẩy việc BVKH và sự Thích ứng với BĐKH tại đia phương