CPEP 2: Vụ sắn thứ 2 với những kỳ vọng về sản lượng

24.05.2023

Trong khuôn khổ hợp tác giữa Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (VINACOMIN) và Viện Độc lập Các vấn đề về Môi trường – UfU, dự án CPEP2: Trồng cây năng lượng tại khu vực sau khai thác khoáng sản ở Việt Nam tiếp tục được triển khai tại khu vực sau khai tác mỏ Bau-xit của Công ty Nhôm Lâm Đồng tại xã Tân Rai, Huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng.

Dựa trên những kết quả của vụ sắn năm 2021, các chuyên gia từ UfU đã nhận thấy tiềm năng về năng suất của cây sắn được trồng tại khu vực sau khai thác mỏ, đặc biệt là tiềm năng hấp thụ các kim loại nặng trong đất cũng như tiềm năng trong sản xuất Ethanol sinh học của cây sắn được trồng tại khu vực này. Tuy nhiên, do điều kiện đất mới hoàn thổ và trong quá trình thực hiện còn có các hạn chế nên sản lượng sắn chưa đạt được như kỳ vọng.

Ở vụ sắn thứ 2, từ đầu năm 2023, các chuyên gia của dự án CPEP 2 đã lên kế hoạch chi tiết và có những bước chuẩn bị kỹ càng hơn để tiến hành triển khai trồng cây năng lượng tại khu vực thí điểm của dự án. Rút kinh nghiệm từ vụ sắn năm 2021, vụ sắn năm 2023 được chuẩn bị đầy đủ các vật tư cần thiết đặc biệt là phân hữu cơ, lắp đặt và vận hành hệ thống tưới nước đảm bảo việc tưới tiêu cho cây sắn đặc biệt trong 2 tháng đầu sau tiên sau khi trồng.

Các chuyên gia từ UfU phối hợp cùng các chuyên gia của Khoa Nông Lâm của Đại học Đà Lạt đã xây dựng, theo dõi, giám sát và hướng dẫn thực hiện các kỹ thuật từ chuẩn bị giống sắn, xử lý giống sắn, phương pháp trồng, phân bón, chăm sóc, thu hoạch,… Để đảm bảo các loại vật tư và kỹ thuật canh tác được thực hiện đầy đủ và thực hiện đúng quy trình.

Các chuyên gia kỳ vọng sản lượng sắn/hecta vụ năm 2023 sẽ đạt gần tương đương hoặc tương đương với sản lượng của tỉnh Lâm Đồng vào những năm gần đây.

Dự án CPEP: Trồng cây năng lượng tại khu vực sau khai thác khoáng sản ở Việt Nam thuộc chương trình “Sáng kiến quốc tế về Khí hậu (IKI)” do Chính phủ CHLB Đức tài trợ, phối hợp với các đối tác tại Việt Nam thực hiện từ năm 2015.


Khóa đào tạo sử dụng máy quang phổ Tia X – XRF trong phân tích tại chỗ kim loại nặng trong đất

24.03.2023

Khóa đào tạo sử dụng máy quang phổ Tia X – XRF trong phân tích tại chỗ kim loại nặng trong đất

Khóa đào tạo sử dụng máy quang phổ Tia X – XRF trong phân tích tại chỗ kim loại nặng trong đất

 

Khóa đào tạo sử dụng máy quang phổ huỳnh quang Tia X – XRF trong phân tích tại chỗ kim loại nặng trong đất diễn ra từ ngày 01 đến ngày 03 tháng 03 năm 2023.

Khóa đào tạo được tổ chức trong khuôn khổ dự án CapaViet3. Giảng viên chính của khóa học là GS.TS Tim Mansfeldt – Đại học Cologne,  CHLB Đức. Ông là Giáo sư tiến sĩ ngành khoa học đất, có nhiều kinh nghiệm trong nghiên cứu, giảng dạy về lĩnh vực này.

Khóa đào tạo với sự tham gia của 25 học viên tham gia đến từ các trường đại học, các viện nghiên cứu, và các viên chức nhà nước đang công tác trong lĩnh vực môi trường đến từ khu vực phía Nam, và khu vực phía Bắc (TP Hà Nội, tỉnh Bắc Ninh).

Tại khóa học các học viên được đào tạo với nội dung phong phú, chất lượng đã được chuẩn bị kỹ lưỡng, với kế hoạch rõ ràng:

Ngày 1 (01/03/2023): Các học viên được giới thiệu về các khái niệm cơ bản về việc sử dụng máy quang phổ huỳnh quang tia X di động để phân tích đất và phát hiện ô nhiễm.

Ngày 2 (02/03/2023): Các học viên được thực hành sử dụng máy XRF để phân tích tại chỗ ở Cụm công nghiệp Châu Khê và lấy mẫu để phân tích trong phòng thí nghiệm tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

Ngày 3 (03/03/2023): Từ kết quả của phân tích tại chỗ và kết quả phân tích trong phòng thí nghiệm, các học viên có thể thấy được cơ hội và giới hạn của máy XRF trong phân tích kim loại tại chỗ.

Tất cả các học viên tham gia đều hoàn thành xuất sắc khóa học và được cấp chứng nhận đã hoàn thành bởi Viện Độc lập các vấn đề về Môi trường – UfU.

Dự án CapaViet3 được diễn ra từ tháng 8 năm 2022 đến tháng 7 năm 2024. Thực hiện bởi MSP – Tiến sĩ Mark, Tiến sĩ Schewe & Đối tác GmbH và UfU; với sự hợp tác của Sở TN&MT tỉnh Bắc Ninh, Tiến sĩ Kerth + Lampe Geo-Infometric GmbH, InNET và Khoa Tài nguyên và Môi trường (FONRE) của Học viện Nông nghiệp Việt Nam (VNUA).

CapaViet3 được hỗ trợ bởi “Sáng kiến ​​Xuất khẩu Bảo vệ Môi trường” của Bộ Môi trường, Bảo tồn Thiên nhiên, An toàn Hạt nhân và Bảo vệ Người tiêu dùng (BMUV) của Liên bang Đức.


Dự án CapaViet3 hỗ trợ tỉnh Bắc Ninh xây dựng các biện pháp xử lý đối với các địa điểm bị ô nhiễm đất

Dự án CapaViet3 hỗ trợ tỉnh Bắc Ninh xây dựng các biện pháp xử lý đối với các địa điểm bị ô nhiễm đất

Cuối tháng 9 năm 2022, các chuyên gia của CHLB Đức đã đến làng nghề Châu Khê, tỉnh Bắc Ninh để tìm hiểu về tình trạng ô nhiễm đất tại đây.

Chuyến đi này thuộc khuôn khổ dự án CapaViet3 được bắt đầu từ tháng 8 năm 2022, tuy nhiên do ảnh hưởng dịch bệnh Corona nên không thể thực hiện được. CapaViet3 các chuyên gia từ Đức và Việt Nam sẽ làm việc cùng nhau nhằm phát triển các giải pháp và hoạt động phù hợp để bảo vệ các khu vực bị ô nhiễm và tránh hoặc giảm thiểu ô nhiễm đất tại Châu Khê, tỉnh Bắc Ninh.

Làng nghề Châu Khê với đặc điểm là tái chế các sản phẩm từ sắt thép. Châu Khê được xác định là khu vực có khả năng bị ô nhiễm đặc biệt cao dựa vào những dữ liệu trong quá khứ  và dữ liệu được điều tra trong dự án CapaViet trước đây.

Cũng trong dự án Capaviet2, làng nghề này cũng đã được khảo sát chi tiết đồng thời thu thập các mẫu đất và nước để phân tích.

Các biện pháp khắc phục và bảo vệ được xây dựng trong CapaViet3 sẽ là cơ sở cho một kế hoạch xử lý và cải thiện môi trường cho làng nghề Châu Khê.

Ngoài hợp tác kỹ thuật, dự án còn thực hiện các khoá đào tạo  và tập huấn với các chủ đề về những địa điểm ô nhiễm và ô nhiễm đất ở Việt Nam:

  • Sẽ tổ chức một khóa đào tạo dài ngày, tại đây các chuyên gia sẽ được đào tạo cách sử dụng các thiết bị để xác định kim loại nặng trong đất trực tiếp tại hiện trường.
  • Một buổi triển lãm sẽ cho cấp quản lý biết về các con đường tác động ô nhiễm và đề xuất các giải pháp để quản lý khu vực ô nhiễm ở Châu Khê.
  • Khóa học trực tuyến về Quản lý các khu vực bị ô nhiễm sẽ được cập nhật và mở rộng.

Dự án CapaViet3 được diễn ra từ tháng 8 năm 2022 đến tháng 7 năm 2024. Thực hiện bởi MSP Tiến sĩ Mark, Tiến sĩ Schewe & Đối tác GmbH và UfU; với sự hợp tác của Sở TN&MT tỉnh Bắc Ninh, Tiến sĩ Kerth + Lampe Geo-Infometric GmbH, InNET và Khoa Tài nguyên và Môi trường (FONRE) của Học viện Nông nghiệp Việt Nam (VNUA).

CapaViet3 được hỗ trợ bởi “Sáng kiến ​​Xuất khẩu Bảo vệ Môi trường” của Bộ Môi trường, Bảo tồn Thiên nhiên, An toàn Hạt nhân và Bảo vệ Người tiêu dùng (BMUV) của Liên bang Đức.


Vòng chung kết trực tiếp và trao giải của cuộc thi “Sáng kiến Huế - Không gian Xanh, Thành phố Xanh”

26.10.2022

Vào ngày 30 tháng 09, vòng Chung kết và lễ Trao giải cuộc thi thiết kế “Sáng kiến Huế – Không gian Xanh, Thành phố Xanh” đã được diễn ra tại trường Đại học Khoa học, Đại học Huế. Trong khuôn khổ cuộc thi, dự án GreenCityLabHuế khuyến khích những bạn trẻ hiện đang sinh sống và làm việc tại Huế và các thành phố lân cận chia sẻ những ý tưởng sáng tạo của mình về việc làm thế nào để đa dạng hoá chức năng sử dụng của những cơ sở hạ tầng cây xanh – mặt nước hiện có như cây xanh, bụi cây, đài phun nước, tường xanh và những loại hình khác cũng như đề xuất sáng kiến nhằm cải tạo 04 địa điểm tại Huế trở nên xanh hơn.

(ĐOẠN PHIM)

Sự kiện, được đồng thực hiện bởi Viện Độc lập các vấn đề về Môi trường (UfU, Berlin), khoa Kiến trúc – trường Đại học Khoa học, Đại học Huế, Viện Nghiên cứu Khoa học Miền Trung (MISR) và Viện Nghiên cứu Phát triển Thừa Thiên Huế (HueIDS), là một trong những hoạt động quan trọng của dự án GreenCityLabHuế (Tăng cường khả năng chống chịu trước khí hậu tại khu vực đô thị miền Trung Việt Nam thông qua các giải pháp dựa vào thiên nhiên để thích ứng nhiệt và cải thiện chất lượng không khí).

Tại vòng chung kết cuộc thi, tám nhóm đã trình bày và minh hoạ những ý tưởng của mình trước người xem thông qua những bài thuyết trình và poster. Tất cả các nhóm đã nhận được những phản hồi và đề xuất từ đại diện Chính quyền thành phố Huế, Trung tâm Công viên cây xanh Huế, Hội Kiến trúc sư tỉnh Thừa Thiên Huế, Hội Quy hoạch đô thị tỉnh Thừa Thiên Huế và đại diện chính quyền địa phương của các vị trí thí điểm tại phường An Đông, phường Phú Hội, phường Tây Lộc và phường Thuỷ Biều.

Sau các phần thảo luận về các phương án của từng địa điểm, mọi người đã tiến hành bình chọn những sáng kiến được yêu thích nhất tương ứng với từng địa điểm, bao gồm:

Quá trình bình chọn sáng kiến được yêu thích nhất tương ứng từng địa điểm của Ban Giám khảo dự án GreenCityLabHuế đã kết thúc. Tuy nhiên, quá trình bình chọn sáng kiến được yêu thích nhất trong tất cả các đề xuất vẫn đang diễn ra dưới hình thức bình chọn trực tuyến. Bạn có thể tham gia bình chọn sáng kiến mà bạn yêu thích nhất tại đây.

 

Sự kiện vòng Chung kết cuộc thi Thiết kế được tổ chức cùng với triển lãm GreenCityLabHuế tại khoa Kiến trúc, trường Đại học Khoa học, Đại học Huế. Học sinh, sinh viên và giảng viên khi tham quan triển lãm đã có cơ hội tìm hiểu về những lợi ích từ sự phong phú cơ sở hạ tầng cây xanh – mặt nước trong khu vực đô thị và những cách thức để xây dựng thành phố Huế tốt hơn, xanh hơn và chống chịu tốt hơn.


Khai mạc lần thứ 3 về các dự án khí hậu cấp độ nhỏ tại địa phương ở Miền Trung

Ngày 01 tháng 11 năm 2021

Cũng như các dự án trước đó vào năm 2019 và năm 2020, UfU một lần nữa hỗ trợ các dự án cấp độ nhỏ tại địa phương ở Miền Trung Việt Nam, nhằm nâng cao nhận thức của các nhóm dân cư khác nhau về các vấn đề biến đổi khí hậu ở địa phương để có thêm các lựa chọn hành động thân thiện khí hậu cũng như nâng cao năng lực của các nhà hoạt động trẻ về các biện pháp bảo vệ khí hậu hơn nữa. Với sự tài trợ từ Quỹ Khí hậu của Bộ Ngoại giao Liên bang Đức và hợp tác với Viện Nghiên cứu Khoa học Miền Trung (MISR), UfU tạo điều kiện cho các tài năng trẻ Việt Nam phát triển các ý tưởng dự án của riêng mình để thực hiện tại địa phương.

Ngay từ đầu năm, các bạn trẻ Miền Trung đã gửi đơn ứng tuyển về ý tưởng dự án của riêng mình cho cuộc thi ý tưởng của UfU và MISR. Trong số tất cả các đơn ứng tuyển, đã chọn được bốn ý tưởng dự án tốt nhất để tài trợ và thực hiện sau đó.

Trong Năm nay, các dự án nhỏ sau đây đã được chọn:

  • Nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu thông qua vườn cây trong khuôn viên trường. Dự án thực hiện tại trường Tiểu học Hòa Phước, huyện Hòa Vang, Thành phố Đà Nẵng”. Phát triển và thực hiện dự án bởi các sinh viên Kiều Thị Phương, Phan Minh Lưu An, Văn Thị Thảo Vy, Bùi Văn Quốc Trung và Trần Quang Huy .
  • Nâng cao nhận thức cộng đồng về khả năng lưu trữ cacbon của thảm cỏ biển trong việc kiểm soát tình trạng biến đổi khí hậu và giảm thiểu các hoạt động gây suy thoái hệ sinh thái thảm cỏ biển tại Đầm Lăng Cô, tỉnh Thừa Thiên Huế. Phát triển và thực hiện dự án bởi các sinh viên Nguyễn Hữu Chí Tư và Nguyễn Tú Uyên .
  • Thành lập câu lạc bộ bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu tại phường An Đông, thành phố Huế. Phát triển và thực hiện dự án bởi cô giáo trẻ Lê Thị Thanh Nhàn và Trần Thị Ngọc Cẩm, trường Cao Đẳng Y tế Huế.
  • Gia tăng độ che phủ rừng cây bản địa và rừng sản xuất tại xã Cam Nghĩa, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị. Phát triển và thực hiện dự án bởi Nguyễn Văn Kỳ Trường, Nguyễn Xuân Tâm và Tô Minh Hạnh.

Dự án tổng thể và sự khởi động của bốn dự án nhỏ đã được chính thức bắt đầu, hội thảo Khai mạc vào ngày 26 tháng 9. Trong số 25 người tham gia, bên cạnh các nhóm dự án, các cố vấn của một số nhóm, một số người đã thực hiện thành công các dự án từ những năm trước cũng như những bạn trẻ khác quan tâm. Trong bầu không khí thân thiện và hiệu quả, UfU đã giới thiệu về quản lý dự án. Sau đó là những thách thức và kế hoạch của tất cả các dự án, giải pháp và đề xuất cải tiến đã được thảo luận cùng nhau. Cho đến cuối tháng 2 năm 2022, các dự án nhỏ sẽ được thực hiện với sự hỗ trợ của UfU và MISR.


Xuất bản báo cáo mới trong khuôn khổ dự án CapaViet 2

Foto von Mumtahina Tanni von Pexels

14. September 2021

Xuất bản Báo cáo “Quản lý các khu vực ô nhiễm tại Việt Nam: hoàn thiện khung pháp lý và cơ hội mới khi có Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020”

19.08.2021

Trong bối cảnh công nghiệp hóa và đô thị hóa đang diễn ra, việc quản lý các khu vực ô nhiễm là một công cụ quan trọng để ngăn chặn các tác động tiêu cực của ô nhiễm đất đến môi trường và sức khỏe con người. Mặc dù trong những năm qua, Việt Nam đã có những tiến bộ đáng kể trong việc xây dựng khung pháp lý về ô nhiễm đất, chỉ một số ít các khu vực (có nguy cơ) ô nhiễm ở Việt Nam được đánh giá chi tiết hoặc được khắc phục. Với việc Luật Bảo vệ Môi trường mới có hiệu lực vào năm 2022, Việt Nam đã bắt đầu quá trình sửa đổi các quy định liên quan.

Trong bối cảnh đó, báo cáo “Quản lý các khu vực ô nhiễm tại Việt Nam: hoàn thiện khung pháp lý và cơ hội mới khi có Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020” đã được xây dựng trong khuôn khổ dự án “Thực hành sử dụng dữ liệu trong hệ thống đăng ký các khu vực bị ô nhiễm – thí điểm tại tỉnh Bắc Ninh (CapaViet 2)”. Đây là dự án hợp tác giữa Viện Độc lập về các vấn đề về Môi trường, Cộng hòa Liên bang Đức (UfU) và Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Ninh. Báo cáo này đưa ra các cơ hội để tăng cường hơn nữa các khía cạnh khác nhau trong việc quản lý các khu vực ô nhiễm. Khung pháp lý hiện có và việc phát triển các văn bản pháp lý hiện hành tại Việt Nam về quản lý các khu vực ô nhiễm, về tính toán thiệt hại do ô nhiễm đất, về việc xem xét các khu vực ô nhiễm trong quy hoạch sử dụng đất và về công nghệ quản lý đất bị ô nhiễm đã được so sánh với các luật và quy định tương tự ở Đức.

Trong báo cáo này, chúng tôi đã xác định mười cơ hội để hỗ trợ thêm cho việc xác định, đánh giá và khắc phục các khu vực ô nhiễm và tính toán thiệt hại môi trường. Bên cạnh đó, báo cáo còn xác định các công cụ tích hợp trong mối liên hệ giữa quản lý khu vực ô nhiễm và quy hoạch sử dụng đất. Các công cụ tích hợp là các đầu vào hợp pháp để hỗ trợ việc xem xét các khu vực ô nhiễm trong quy hoạch đô thị và sử dụng đất với mục đích giảm thiểu tác động tiêu cực đến các đối tượng bảo vệ. Các công cụ này bao gồm Kiểm kê và Lập bản đồ Thống kê về Hiện trạng Sử dụng Đất cho Quy hoạch Sử dụng Đất và Quy hoạch Đô thị, Đánh giá Môi trường Chiến lược trong bối cảnh Quy hoạch Đô thị và chia sẻ thông tin thông qua Chính phủ điện tử.

Nghiên cứu này cho thấy Việt Nam có một khung pháp lý khá đầy đủ về quản lý các khu vực ô nhiễm. Dựa trên cơ sở này, việc nâng cao năng lực cho chính quyền cấp tỉnh và sự hợp tác tốt hơn giữa các cơ quan lập kế hoạch là những bước quan trọng để tăng cường công tác quản lý các khu vực ô nhiễm ở các tỉnh tại Việt Nam.

Tại đây, bạn có thể tải xuống báo cáo “Quản lý các khu vực ô nhiễm tại Việt Nam: hoàn thiện khung pháp lý và cơ hội mới khi có Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020”.


Khuyến nghị đối với quản lý chất lượng không khí tại Việt Nam

22.04.2021

Kể từ năm 2019, Viện Độc lập các Vấn đề môi trường (UfU) và Viện Sinh thái, do GIZ ủy quyền, đã đồng hành cùng quá trình lập pháp sửa đổi Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam (LEP), đặc biệt là các chương về giấy phép môi trường và kiểm soát ô nhiễm không khí. Là một phần của dự án “Xây dựng các khuyến nghị (dựa trên các thực hành tốt nhất, trong số các thực hành khác) về cách thực hiện và vận hành Luật Bảo vệ Môi trường sửa đổi của Việt Nam”, UfU và Viện Sinh thái đã bình luận về dự thảo sửa đổi LEP và đưa ra các khuyến nghị để hoàn thiện hơn nữa, nhằm quản lý chất lượng không khí và hỗ trợ trong việc chuẩn bị thực hiện LEP tiếp theo.

Trong khi việc sửa đổi LEP đòi hỏi những tiến bộ đáng kể ở cấp quốc gia, các tỉnh thường gặp khó khăn trong việc thực hiện các yêu cầu quốc gia. Trong lĩnh vực kiểm soát ô nhiễm không khí, LEP mới yêu cầu tất cả các tỉnh phải xây dựng kế hoạch quản lý chất lượng không khí từ năm 2022 trở đi. Để hỗ trợ quá trình này, Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam đã chuẩn bị Hướng dẫn kỹ thuật về lập kế hoạch quản lý chất lượng không khí cho các tỉnh. Tuy nhiên, hướng dẫn này không đưa ra các khuyến nghị và hướng dẫn về các biện pháp cụ thể mà các tỉnh có thể đưa vào kế hoạch quản lý của mình.

Do đó, UfU và Viện Sinh thái đã xây dựng một gói ba ấn phẩm về các công cụ cụ thể và các khuyến nghị về các biện pháp quản lý chất lượng không khí cho các cấp chính quyền cấp tỉnh ở Việt Nam:

1) Danh mục các hoạt động quản lý chất lượng không khí nhằm giảm phát thải và bảo vệ sức khỏe

2) Sổ tay Quản lý chất lượng không khí địa phương – Sử dụng kết hợp với bảng HĐQLCLKK

3) Công cụ hành động tức thì

Tài liệu đầu tiên, Bảng HĐQLCLKK, liệt kê các biện pháp tiềm năng mà chính quyền cấp tỉnh có thể thực hiện và đưa vào kế hoạch quản lý của họ trong các lĩnh vực Nông nghiệp, Xây dựng, Công nghiệp, Năng lượng và Điện, Giao thông vận tải, Sinh hoạt hộ gia đình, Quản lý Chất thải Rắn, cũng như Các trường hợp khẩn cấp về sức khỏe. Tài liệu thứ hai, hướng dẫn kèm theo Bảng AQMA, trình bày chi tiết bước đầu tiên về bảng và các thông tin khác nhau mà bảng cung cấp. Bước thứ hai phác thảo quy trình làm thế nào để lựa chọn các biện pháp thích hợp cho kế hoạch quản lý chất lượng không khí của một tỉnh. Cuối cùng, tài liệu thứ ba đóng vai trò như một hộp công cụ cho hành động tức thì trong phạm vi các tỉnh. Vì LEP mới được phê duyệt và do đó, các kế hoạch quản lý chất lượng không khí cấp tỉnh sẽ không có hiệu lực trước năm 2022, nhưng với tình trạng ô nhiễm không khí đang là vấn đề cấp bách hiện nay, hành động ngay lập tức chống ô nhiễm không khí là điều quan trọng hàng đầu. Do đó, tài liệu đưa ra các khuyến nghị về các biện pháp có thể được thực hiện ngay lập tức, tức là có thể được thực hiện trong khuôn khổ pháp lý quốc gia hiện hành, mà không cần thiết lập các quy định mới và không cần nghiên cứu và đánh giá thêm. Bằng cách này, ba tài liệu này có thể hỗ trợ chính quyền cấp tỉnh trong việc xây dựng chương trình các biện pháp của kế hoạch quản lý chất lượng không khí và khuyến khích tích cực chống lại ô nhiễm không khí trước và trong giai đoạn xây dựng kế hoạch.


Kêu gọi đề xuất các dự án biến đổi khí hậu cấp độ nhỏ ở Miền Trung Việt Nam

01.02.2021

Tiếp nối thành công của các khóa học mùa hè năm 2017, 2018 và tài trợ các dự án cấp độ nhỏ năm 2019, 2020, Viện Nghiên cứu Khoa học Miền Trung (MISR) có kế hoạch tiếp tục phối hợp với Viện Độc lập các Vấn đề Môi trường (UfU, Berlin), CHLB Đức để tài trợ các dự án cấp độ nhỏ về biến đổi khí hậu ở Miền Trung Việt Nam trong năm 2021. Hai Viện muốn tăng thêm các sáng kiến khí hậu và trao đổi lẫn nhau giữa những người tham gia nhằm xây dựng tầm  nhìn về các vấn đề biến đổi khí hậu tại Miền Trung. Mỗi dự án nhỏ sẽ nhận một khoản kinh phí từ 800 đến 1000 euro để thực hiện tất cả các hoạt động đăng ký trong bản đề xuất dự án. Viện Độc lập các Vấn đề Môi trường (UfU, Berlin), CHLB Đức sẽ chịu trách nhiệm làm hồ sơ xin kinh phí từ quỹ khí hậu của Văn phòng Đối ngoại, CHLB Đức.

  1. Đối tượng tham gia:
  • Các nhà hoạt động khí hậu và môi trưởng trẻ, dưới 32 tuổi, hiện đang sinh sống/ học tập/làm việc tại các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi;
  • Sinh viên đại học cần tìm một người cố vấn có kinh nghiệm để tham gia vào dự án;
  • Nhóm dự án có khả năng sử dụng tiếng Anh, đặc biệt là kỹ năng nói và viết.
  1. Yêu cầu của các dự án cấp độ nhỏ
  • Ý tưởng của dự án là mới và chưa được thiện hiện trước đây bởi cá nhân và tổ chức nào;
  • Ý tưởng phải có ý nghĩa thực tiễn trong đời sống tại địa phương;
  • Dự án có tính khả thi cao để áp dụng vào đời sống hàng ngày;
  • Nhóm thực hiện dự án có kiến thức và kỹ năng để làm truyền thông trên các kênh xã hội và tại địa điểm dự án;
  • Dự án có khả năng kéo dài và tự duy trì trong các cộng đồng;
  • Nếu ý tưởng đến từ một dự án đang thực hiện, nhóm thực hiện dự án nên viết về hiện trạng của dự án và nhấn mạnh đến trọng tâm của dự án cấp độ nhỏ;
  • Dự án có thể bao gồm các hoạt động nghiên cứu nhưng cần đi xa hơn các hoạt động nghiên cứu và bao gồm các hoạt động thực tiễn và/hoặc hoạt động truyền thông;
  • Để đối phó với dịch COVID-19, nhóm dự án cần có kế  hoạch hành cộng khẩn cấp  để chuẩn bị cho tình huống phải thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội/cách ly (ví dụ, kế  hoạch về các sự kiện truyền thông trực tuyến, các thay đổi linh động cho các hoạt động dự án, các hoạt động thay thế…).
  1. Các chủ đề năm 2021
  • Truyền thông thông qua thực hiện các sáng kiến thích ứng biến đổi khí hậu ở các lĩnh vực cụ thể sau, nông nghiệp, rừng, tài nguyên nước, sử dụng đất, năng lượng và năng lượng tái tạo, sức khỏe con người, đa dạng sinh học, giao thông xanh.
  • Thích ứng và/hoặc giảm thiểu biến đối khí hậu trong tình huống các hiện tượng thời tiết cực đoan diễn ra với cường độ mạnh hơn và tần suất nhiều hơn.
  • Thiết kế xanh trong các khu vực đô thị và nông thôn để tăng tính chống chịu khí hậu cho khu vực thành phố và vùng nông thôn ở Miền Trung Việt Nam.
  • Khí hậu và an ninh: Ngăn chặn và/hoặc các hoạt động tương tác với các rủi ro tự nhiên và/hoặc rủi ro về kinh tế xã hội.
  1. Yêu cầu hồ sơ dự tuyển
  • Thuyết minh dự án bao gồm phần dự toán kinh phí và chữ ký của chủ nhiệm dự án và cố vấn dự án;
  • Các hoạt động dự án phải hoàn thành trước tháng 11/2021;
  • Dự án được viết bằng tiếng Việt và tiếng Anh theo mẫu đính kèm thông báo và gởi bản scan/file mềm cho Bà Hoàng Thị Bình Minh, email hoangtbinhminh@gmail.com và Bà Nicole Wozny, email: nicole.wozny@ufu.de.
  1. Hạn chót đăng ký: 22/02/2021
  2. Thông báo dự án trúng tuyển: 03/2020
  3. Thông báo cấp kinh phí: 04/2020

Thông tin chi tiết xin liên hệ ThS. Hoàng Thị Bình Minh, ĐT: 0935051975,
Email: hoangtbinhminh@gmail.com hoặc tham khảo trên website: www.misr.ac.vn và www.ufu.de

Bạn có thể tải mẫu đăng ký tại đây.


Những câu chuyện thành công từ các dự án biến đổi khí hậu quy mô nhỏ

15. Tháng 10 năm 2020

Trong dự án của chúng tôi về các biện pháp thí điểm địa phương nhằm nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu ở miền Trung Việt Nam, được hỗ trợ bởi quỹ khí hậu của Bộ Ngoại giao Đức, UfU khuyến khích bốn nhóm dự án trẻ của Việt Nam phát triển và thực hiện các ý tưởng dự án của riêng họ.  Bốn dự án quy mô nhỏ đang tiến triển khá đáng kể bất chấp những thách thức do đại dịch hiện nay. Các nhóm dự án đã viết tin tức để thông báo về tình trạng và những thành công gần đây trong dự án của họ.  Dưới đây, anh/chị có thể đọc tin tức từ các nhóm dự án rừng ngập mặn và than sinh học.

Chiến dịch tình nguyện hè 2020 và lễ trồng cây vì cộng đồng xã Tân Ninh (đã viết bởi Hoàng Anh Vũ)

Ngày 02/8/2020, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường Đại học Quảng Bình và Huyện đoàn Quảng Ninh đã tổ chức Phát động Chiến dịch tình nguyện hè và Lễ trồng cây vì cộng đồng năm 2020. Sự kiện này là một phần của dự án quy mô nhỏ về biến đổi khí hậu do Bộ Ngoại giao Cộng hòa Liên bang Đức tài trợ thông qua Viện Độc lập về Các vấn đề Môi trường (UfU, Berlin) và Viện Nghiên cứu Khoa học Miền Trung (MISR, thành phố Huế).

Phát biểu tại lễ trồng cây, ông Hoàng Anh Vũ (chủ nhiệm dự án) giải thích việc trồng phục hồi cây bần nhằm khôi phục hệ sinh thái ngập mặn khu vực ven sông Kiến Giang thuộc xã Tân Ninh sẽ tạo ra giá trị cảnh quan và phục vụ du lịch sinh thái của địa phương. Nhận thức được giá trị của rừng ngập mặn, người dân sẽ trồng nhiều cây hơn để tăng độ che phủ và đảm bảo hơn cho sự phát triển bền vững.

Sự kiện đã thu hút sự tham gia của khoảng 250 tình nguyện viên, trong đó có người dân địa phương, đoàn viên Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường Đại học Quảng Bình và các đoàn viên huyện Đoàn Quảng Ninh. Trong sự kiện, các tình nguyện viên đã trồng hơn 1000 cây ngập mặn (cây bần, cây đước) dọc sông Kiến Giang tại xã Tân Ninh, huyện Quảng Ninh.

Ban tổ chức xin cảm ơn tất cả các bạn tình nguyện viên đã tham gia. Chúng tôi đặc biệt cảm ơn Bộ Ngoại giao Cộng Hòa Liên bang Đức, Viện Độc lập về Các vấn đề Môi trường (UfU, Berlin) và Viện Nghiên cứu Khoa học Miền Trung (MISR, thành phố Huế) đã tài trợ cho sự kiện này. Chúng tôi hy vọng trong thời gian tới sẽ trồng được nhiều cây xanh hơn nữa để nâng cao khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của cộng đồng địa phương.

Xây dựng lò nung và sản xuất than sinh học ở làng Krông Klang, tỉnh Quảng Trị  (đã viết bởi  Nguyễn Văn Trường Kỳ)

Ngày 22/7/2020, dự án “Biến phụ phẩm nông nghiệp thành than sinh học nhằm giảm thiểu ô nhiễm và tăng năng suất cây trồng” đã chính thức được khởi động bằng việc xây dựng lò sản xuất than sinh học. Lò được xây dựng bằng một thùng chứa dầu 200 lít với một nắp nhỏ phía trước và một ống khói kim loại ở phía sau. Một lưới kim loại đặt bên trong thùng chứa cho phép thông gió. Lò được đặt trên một nền bê tông và được bao phủ bởi gạch và vữa để bảo vệ nó khỏi tác động thời tiết khắc nghiệt và thất thoát nhiệt.

Năm loại phụ phẩm nông nghiệp địa phương được sử dụng để sản xuất than sinh học, bao gồm tràm, sả, húng quế, gừng và nghệ, tất cả đều ở dạng gỗ mềm. Ước tính trong khu vực dự án có 25 tấn chất thải này được thải ra môi trường hàng tháng gây ô nhiễm không khí và tài nguyên nước của địa phương.

Từ ngày 22 tháng 7 đến ngày 6 tháng 8, chúng tôi đã sản xuất than sinh học, tuy nhiên, số lượng sản xuất không được như mong đợi do thời tiết xấu và khó khăn trong quá trình đốt lò. May mắn thay, thử thách ban đầu đó đã sớm kết thúc sau khi nhóm đã có được một số kinh nghiệm làm việc với một công nghệ mới.

Sau đó, nhóm nghiên cứu quyết định tận dụng khoảng thời gian xã hội cách ly do Covid 19 để bắt đầu thử nghiệm trồng trọt với than sinh học để xuất phân bón. Chúng tôi bắt đầu với 4 mẫu cây đậu phộng khác nhau (một mẫu chỉ làm đất, một hỗn hợp đất-than sinh học 2%, một hỗn hợp 2% than sinh học-7% phân trộn-đất và một hỗn hợp đất-7% phân trộn). Nhóm dự án dự kiến ​​sẽ tiếp tục với tổng số 24 mẫu sử dụng cả 4 tỷ lệ hỗn hợp than sinh học ở quy mô lớn hơn áp dụng cho 3 loại cây (húng quế, gừng và lạc). Việc đánh giá sinh trưởng sẽ được thực hiện hai lần một tháng dựa trên các tiêu chí về sinh trưởng của cây, bao gồm độ dày thân, chiều cao cây và số lá.


Nghiên cứu mới : Nhu cầu và quyền lợi trong các đề xuất học trực tuyến

23 tháng 9 năm 2020

Nghiên cứu mới : Nhu cầu và quyền lợi trong các đề xuất học trực tuyến về bảo vệ môi trường tại Việt Nam

Trong khuôn khổ dự án DigiViet, viện UfU đề cập chặt chẽ hơn nhu cầu hiện tại cũng như các ví dụ hiện có đối với nhu cầu học trực tuyến trong lĩnh vực Bảo vệ môi trường, và Quản lý ô nhiễm tồn lưu tại Việt Nam và toàn cầu. Kiến thức thu thập được thông qua các buổi phỏng vấn các chuyên gia và khảo sát trực tuyến những nhân viên tại Sở Tài nguyên và Môi trường cấp Tỉnh (DONREs). UfU đã giải quyết chặt chẽ hơn các nhu cầu hiện tại và các ví dụ hiện có cho việc nghiên cứu xây dựng, định dạng và nội dung khóa học trực tuyến “ Quản lý các địa điểm ô nhiễm tồn lưu tại Việt Nam cho Bộ Liên Bang về Môi trường-Bảo vệ thiên nhiên và An toàn hạt nhân (BMU)

Nghiên cứu này được Tóm tắt bằng tiếng Anh và tiếng Việt.

Nghiên cứu DigiViet đã đi đến kết quả là nhu cầu và quyền lợi về chương trình học trực tuyến tại Việt Nam là tổng thể, thế nhưng trong lĩnh vực môi trường là rất lớn. Chính phủ Việt Nam ủng hộ phát triển quy trình học trực tuyến: Về vấn đề này trong những năm vừa qua đã đưa ra bộ luật bao quát toàn diện và hiện đại. Những chuyên gia đã tham gia vào các buổi phỏng vấn và các cuộc khảo sát trực tuyến của chúng tôi, cho thấy sự quan tâm của họ về chương trình học trực tuyến về quản lý ô nhiễm tồn lưu.

Các đề xuất học trực tuyến cho đến giờ ở Việt Nam được thực thi tại các trường đại học. Phần lớn các chuyên gia được phỏng vấn cho rằng, nhu cầu về học trực tuyến phục vụ nâng cao học vấn cho các công viên chức nhà nước mà họ quan tâm đến đề tài quản lý ô nhiễm tồn lưu. Phần lớn kiến thức thu thập được cho việc nghiên cứu, hiện đang được đưa vào khóa học trực tuyến đầu tiên dành cho các nhân viên của Sở Tài nguyên và Môi trường về đề tài ô nhiễm tồn lưu. Tiêu đề khóa học: “Đăng ký các khu vực ô nhiễm tồn lưu tại Việt Nam, là một phần của dự án CapaViet 2 tại Việt nam. Bộ tài liệu phiên bản bằng tiếng Việt dành cho các nhân viên của Sở Tài nguyên và Môi trường Việt Nam, bộ tài liệu phiên bản bằng tiếng Anh dành cho các thính giả trên trang web của UfU.

bạn có thể tìm thêm thông tin tại: DigiViet